Nhu cầu sắt thép phế liệu ở Đông Nam Á sẽ tăng 50% vì lý do này

Tổ 8, KP Tân Cang, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

nguyenthanhloc260182@gmail.com

CÔNG TY TNHH DV TM HÓA CHẤT HỢP LỘC

CÔNG TY TNHH DV TM HÓA CHẤT HỢP LỘC

Chuyên thu mua phế liệu

HOTLINE 24/7

0937 731 171
Nhu cầu sắt thép phế liệu ở Đông Nam Á sẽ tăng 50% vì lý do này
Ngày đăng: 9 tháng trước

    Tại một hội nghị về vật liệu tái chế khu vực Đông Nam Á diễn ra tại Thủ đô Bangkok của Thái Lan mới đây, các chuyên gia cho rằng Đông Nam Á - không giống như nhiều khu vực khác ở châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản - chuẩn bị có sự thay đổi lớn, chuyển hướng sang sử dụng nguyên liệu quặng sắt và chế biến thép bằng lò cao chạy bằng than (BF) và công suất lò chuyển oxy kiềm (BOF) trong thập kỷ tới, một phần bởi những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc.

    Điều đó có nghĩa là khu vực này sẽ không chỉ chứng kiến nhu cầu quặng sắt tăng vọt mà nhà phân tích cấp cao Alexender Kershaw của Fastmarkets cho biết ông còn dự báo nhu cầu phế liệu của khu vực sẽ tăng 50% trong 10 năm tới.

    Công suất sản xuất thép ở Đông Nam Á đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Theo Viện Sắt thép Đông Nam Á (Seaisi), riêng Malaysia mỗi năm sẽ có thêm 30 triệu tấn công suất mới, trong đó 21 triệu tấn/năm dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2024; Indonesia sẽ bổ sung thêm 3 triệu tấn/năm vào năm 2023 và 5,2 triệu tấn/năm vào năm 2026, cùng với 17 triệu tấn/năm nữa chưa xác nhận ngày hoàn thành, trong khi có nhiều khoản đầu tư mới đến từ Trung Quốc vào các lò BOF đang được xây dựng ở các quốc gia như Philippines và Campuchia.

    Nếu tất cả công suất sản xuất thép mới theo kế hoạch được đưa vào hoạt động, tốc độ tăng trưởng gộp trung bình của công nghệ BOF trong khu vực sẽ tăng 25% trong giai đoạn 2020-2026, trong khi tốc độ mở rộng công nghệ EAF sử dụng nhiều phế liệu sẽ chỉ là 1% từ năm 2020 đến năm 2026, theo ước tính của Seaisi đưa ra hồi năm 2022.

    Theo Seaisi, sản xuất thép từ quặng sắt sẽ chiếm 57% công suất của Đông Nam Á vào năm 2026, so với chỉ 5% vào năm 2011, trong sản xuất thép từ phế liệu sẽ giảm xuống 36% vào năm 2026 từ mức 95% của năm 2011.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline